Napoleon "hồi sinh"

Hoàng đế Pháp Napoleon vừa "hồi sinh" tại Litva

1.000 người từ Pháp, Nga và Baltic đã tham gia tái hiện trận đánh nổi tiếng giữa quân Napoleon với quân đội Nga Sa hoàng ở Litva.
Napoleon Bonaparte người thấp đậm đang vẫy chiếc mũ hai quai nổi tiếng của ông trước hàng quân, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Nga của quân Pháp. Đó là hình ảnh tái hiện những trận đánh nổi tiếng hai thế kỷ về trước ở Litva. “Vive la France, vive la Pologne (Nước Pháp muôn năm, Ba Lan muôn năm)”, vị hoàng đế Pháp hô to trên lưng ngựa trước sự hoan hô vang dội của hàng trăm binh sĩ mặc quần áo kiểu quân đội thế kỷ 19. Cảnh tượng này được tái hiện ngày thứ Bảy vừa rồi tới tại bờ sông Neman ở Kaunas, miền trung Lithuania: hơn một nghìn người sẽ tham gia sự kiện này, tập lập cuộc xâm lăng của Bonaparte vào ngày 24/6/1812 vào nước Nga Sa hoàng. Người vào vai Napoleon là Oleg Sokolov, giáo sư tại Đại học Sorbonne, Paris. “Những sự kiện như thế này là cuộc đời tôi”, Sokolov, một người Nga, nói với AFP khi vẫn còn đang mặc bộ quân phục màu xanh với các vạch đỏ và cầu vai màu vàng. Theo lệnh của ông, hàng trăm binh sĩ sẽ băng qua sông Neman trên thuyền, trong tiếng vỗ tay vang dội của hàng nghìn người đến xem, nhưng bên kia sông, họ chạm trán với một cuộc xung phong sấm sét của quân đội hoàng gia Nga. Những tiếng nổ và khói mù mịt bắn ra từ một khẩu pháo giả càng làm khung cảnh chiến trận thêm sinh động, khi quân Pháp dần buộc quân Nga phải rút lui.

Quân Pháp vượt sông Neman (Nguồn: AFP)
“Tái hiện một trận đánh với pháp, ngựa và gươm nghiêm túc hơn nhiều so với trên sân khấu hay trong phim ảnh” - một người yêu thích lịch sử Lithuania, Arvydas Pociunas, đóng vai tư lệnh quân Nga Sa hoàng, nói với AFP. “Bạn phải có con mắt sắc sảo trong từng giây một.” Sự kiện này đã thu hút hơn 1.000 người tham gia từ Pháp, Nga và trong cả vùng Baltic và Đông Âu, bao gồm Litva, Ba Lan, Belarus, Latvia, Ukraine và Cộng hòa Séc, theo lời các nhà tổ chức. Quân số thực của quân Pháp khi băng qua sông Neman vào đêm ngày 24/6/1812 là 220.000 người. “Giống như một sân khấu ngoài trời với không khí tuyệt vời,” du khách người Bỉ Francois Forget, 35 tuổi, tới theo dõi trận đánh giả lập và đội mũ Napoleon, nói. Sử gia Svetlana Pantchenko cùng chồng Alexander đã đến Litva từ vùng lãnh thổ tách rời thuộc Nga giáp Lithuania là Kaliningrad, để giúp tái hiện sự kiện này. “Chúng tôi có một câu lạc bộ nghiên cứu về pháo thời đó bao gồm các kỹ sư, giáo viên, thợ xây và chúng tôi có dịp gặp nhau tất cả ở đây,” Pantchenko nói. Vượt sông Neman, hay Nemunas trong tiếng Litva, là bước đầu tiên của Napoleon trong cuộc xâm lược thất bại miền tây nước Nga. Sau những thành công ban đầu, trong mùa đông tiếp theo, Napoleon hứng chịu một thất bại sống còn với kế hoạch thống trị châu Âu của ông. Với Litva, một nước Baltic ba triệu dân, sự có mặt của vị hoàng đế Pháp giúp họ khơi lại hy vọng tìm kiếm tự do từ đế quốc Nga.

Quân đội Nga Sa hoàng đáp trả (Nguồn: AFP)

Sau khi Nga, Phổ và Áo chia nhau Ba Lan và Litva theo một hiệp ước năm 1795, phần lớn lãnh thổ Litva thuộc quyền Sa hoàng và người dân nước này coi cuộc chiến của Napoleon là cơ hội để giành lại độc lập. “Nhiều người Litva hy vọng Napoleon sẽ đánh bại đế quốc Nga,” Bộ trưởng quốc phòng Litva, Rasa Jukneviciene, nói trong bài phát biểu ngay trước khi trận đánh được tái hiện. “Sau khi thua trận ở Nga, vị hoàng đế chạy về Pháp và cùng với ông là hy vọng phục hồi độc lập của Litva nhờ sự giúp đỡ của người Pháp”. Litva và Ba Lan chỉ giành lại độc lập sau thế chiến thứ nhất./.
Trần Trọng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục