Thành quả điều trị chứng mất trí nhớ ở người già

Kumon đã giới thiệu những thành quả mới  trong điều trị chứng mất trí ở tuổi già, với liệu pháp Learning Therapy thử nghiệm tại Mỹ.

Ngày 20/6, viện giáo dục Kumon của Nhật Bản đã giới thiệu những thành quả mới nhất trong điều trị chứng mất trí nhớ ở tuổi già, dựa trên những thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ.

Kết quả này cho thấy hiệu quả tương đồng của liệu pháp “Learning Therapy” (tạm dịch là Trị liệu bằng phương pháp học tập) mà Kumon triển khai ở nước ngoài lần đầu tiên, sau khi đã tiến hành trị liệu với những kết quả tương tự tại 1.400 cơ sở điều trị trên khắp 215 thành phố ở Nhật Bản, với 410 lớp học trị liệu cho não bộ (Brain Exercise). Learning Therapy được phát triển bởi tiến sĩ Ryuta Kawashima tại Viện Nghiên cứu bệnh tuổi già và ung thư thuộc đại học Tohoku, dự án hợp tác giữa chính phủ Nhật Bản với Viện Giáo dục Kumon. Theo đó, Learning Therapy là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc nhằm chăm sóc chứng mất trí nhớ ở người già. Learning Therapy được định nghĩa là nhằm duy trì và cải thiện chức năng của vỏ não trước, chẳng hạn như khả năng tự chủ trong giao tiếp với các hộ lý, tập trung vào việc đọc và làm các bài toán để đo lường chức năng nhận thức và chức năng thông tin liên lạc của bệnh nhân. Trung tâm Learning Therapy của Kumon cung cấp các thử nghiệm nghiên cứu đầu tiên của họ như là dự án hợp tác giữa tiến sĩ Ryuta Kawashima với tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc điều dưỡng người cao tuổi, Eliza Jennings Senior Care Network (EJ), với 120 năm kinh nghiệm với liệu pháp chăm sóc lấy con người làm trung tâm (Person Centered Care). Dự án này bắt đầu chạy thử nghiệm vào tháng 5/2011, với 6 tháng theo dõi việc trị liệu theo liệu pháp Learning Therapy cho 23 người mắc chứng mất trí nhớ và một nhóm khác gồm 24 người không trị liệu bằng Learning Therapy rồi tiến hành so sánh. Việc thử nghiệm này được ủy ban đánh giá đạo đức IRB của Hoa Kỳ phê duyệt và chính thức công nhận là thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu định lượng dựa trên chuẩn MMSE (Mini-Mental State Examination) và FAB (Frontal Assessment Battery at Bedside). Cả hai đều là nhằm đánh giá, đo đạc sự phát triển của chứng mất trí nhớ ở người già trên toàn thế giới.

Bảng so sánh kết quả trị liệu của cuộc thử nghiệm (Nguồn: PV/Vietnam+)

Kết quả so sánh giữa nhóm trị liệu bằng Learning Therapy với nhóm không trị liệu theo cách này cho thấy ban đầu không có sự khác biệt lớn ở cả hai nhóm, nhưng sau 6 tháng thì sự khác biệt đã là rất đáng kể. Sự thay đổi rõ ràng thể hiện ở những người theo trị liệu từ những tháng đầu, chẳng hạn như có thể viết tên đầy đủ, có khả năng tham gia nhóm quản trị, và sự khác biệt đáng ngạc nhiên đã được quan sát thấy trong các thông tin liên lạc với các nhân viên chăm sóc. Các nhân viên chăm sóc theo Learning Therapy đã hỗ trợ mạnh mẽ mỗi bệnh nhân mất trí nhớ luyện tập tại “Person Centered Care” ở EJ, vượt qua những khác biệt về văn hóa cũng như ngôn ngữ. Bằng cách nhận được kết quả của thử nghiệm của sáu tháng, EJ đã quyết định chính thức giới thiệu phương pháp trị liệu này tới ba cơ sở khác có liên quan từ tháng 5/2012. Chứng mất trí nhớ đã trở thành một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á trong tương lai, không chỉ của Nhật Bản hiện đại. Cũng từ quan điểm của y tế dự phòng, nếu người dân có cuộc sống lành mạnh thì sẽ dẫn đến giảm chi phí y tế và chi phí chăm sóc một cách đáng kể./.
P.V (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục