Trẻ em ăn bằng tay tránh được nguy cơ phát phì

Theo một nghiên cứu mới, những đứa trẻ ăn bằng tay sau giai đoạn bú sữa mẹ sẽ tránh được khả năng phát phì trong giai đoạn này.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nottingham mới đây đã công bố phát hiện cho thấy, những đứa trẻ vừa cai sữa ăn bằng tay sẽ có sức khỏe tốt hơn những đứa trẻ được xúc ăn bằng thìa.

Ngoài ra, những đứa trẻ ăn bằng tay sau giai đoạn bú sữa mẹ cũng sẽ tránh được khả năng phát phì trong giai đoạn này.

Hai nhà nghiên cứu Ellen Townsend và Nicola Pitchford nhận thấy, phương thức ăn bằng tay giúp những đứa trẻ sớm nhận biết được đâu là sự khác nhau giữa mỳ, gạo và các loại thực phẩm khác, qua đó chúng có thể xây dựng được một hệ thống nhận biết đâu là loại thức ăn hợp lý nhất.

Trong nghiên cứu được thực hiện trên 155 đứa trẻ đang trong giai đoạn cai sữa, khoảng 60% đứa trẻ tham gia cuộc nghiên cứu được cho ăn bằng tay trước những món như khoai tây hay hoa quả, trong khi số còn lại đút thức ăn bằng thìa.

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ăn bằng thìa đút hấp thụ các chất dinh dưỡng như rau, quả, protein hơn, song những đứa trẻ này lại thích đồ ngọt hơn những đứa trẻ tự ăn.

Trong khi đó, những đứa trẻ tự ăn lại phát triển khả năng lựa chọn món ăn chúng yêu thích và sớm kết thúc giai đoạn cai sữa hơn.

Hiện các chuyên gia và ông bố bà mẹ đã tranh luận về việc làm thế nào để giúp một đứa trẻ có thể phát triển được hệ thống dinh dưỡng sau giai đoạn cai sữa.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tự ăn bằng tay là một phương thức tốt cho con trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cho rằng cách ăn này mất vệ sinh và có thể khiến con trẻ mắc các bệnh tay chân./.

Trà My (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục