ĐBSCL phấn đấu tạo việc làm cho 100.000 lao động

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2010, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo việc làm cho 100.000 lao động khu vực nông thôn.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2010, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo việc làm cho 100.000 lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt khác, các tỉnh cũng đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất, góp phần đưa số cơ sở dạy nghề toàn vùng lên 11 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp nghề (trong đó có 2 trường dạy nghề cho người dân tộc thiểu số), 119 trung tâm dạy nghề cấp

Các tỉnh huy động đội ngũ kỹ sư, công nhân giỏi thuộc các doanh nghiệp, làng nghề... tham gia dạy nghề cho người lao động tại chỗ; nâng cao quy mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề nhằm đào tạo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở.

Các tỉnh phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống cơ sở thông tin về thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch về việc làm gắn với cung ứng lao động cho người sử dụng lao động; hỗ trợ kinh phí học nghề, tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi để người lao động vùng nông thôn, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có điều kiện đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Ngoài ra, các tỉnh mở rộng liên kết với các doanh nghiệp đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần để người lao động có việc làm ngay sau khi được đào tạo.

Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 20% lao động nông nghiệp thiếu việc làm. Thị trường lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chậm hơn các vùng khác, chất lượng nguồn nhân lực thấp, có khoảng 70% lao động chưa qua đào tạo./.

Thế Đạt (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục