Bắc Cực ngày càng mặn

Loài người đang làm cho Bắc Cực ngày càng mặn

Do hấp thụ carbon dioxide con người thải ra khí quyển nên nước biển Bắc Cực trở nên mặn hơn, dẫn tới phá hủy hệ sinh thái biển.
Sau khi tiến hành phân tích ảnh hưởng nồng độ muối tại bờ biển New Alesund của Na Uy thuộc khu vực biển Bắc Cực đối với sinh vật biển, các nhà khoa học châu Âu chỉ ra, do hấp thụ carbon dioxide trong khí quyển vì thế nước biển đã trở nên mặn, hơn nữa làm giảm tốc độ vôi hóa của nhiều loài sinh vật biển, phá hoại hệ sinh thái biển.

Sở dĩ các nhà khoa học lựa chọn biển Bắc Cực làm nơi thí nghiệm là bởi vì, biển Bắc Cực có tốc độ mặn nhanh nhất, nước lạnh bốc hơi nhanh hơn so với nước nóng và nước ấm.

Hơn 1/4 carbon dioxide do con người thải ra được đại dương hấp thụ, qua đó giúp làm giảm sự ảnh hưởng của carbon dioxide đối với khí hậu. Tuy nhiên, con người lại không ngừng thải ra carbon dioxide, khiến cho đại dương phải liên tục hấp thụ carbon dioxide, vì thế độ mặn của nước biển ngày càng gia tăng.

Kể từ khi con người bước vào thời đại công nghiệp, độ mặn nước biển tăng lên 30%, đạt mức cao nhất kể từ 55 triệu năm trở lại đây. Các nhà khoa học cho biết, trong tương lai độ mặn nước biển có thể tiếp tục gia tăng.

Độ mặn nước biển tăng cao sẽ làm chậm lại tốc độ vôi hóa của các loài sinh vật biển như san hô, sinh vật pteropoda... Sinh vật pteropoda có vai trò quan trọng đối với chuỗi thực vật sinh thái biển. Thức ăn của chúng là các sinh vật phù du.

Trong khi đó thức ăn của loài động vật khác như cá voi và chim lại là sinh vật pteropoda. Ngoài ra, vỏ của chúng có thể hấp thụ khí carbon dioxide, điều này có lợi cho việc làm chậm lại ảnh hưởng của khí carbon dioxide đối với khí hậu.

Nhà nghiên cứu Elise thuộc Tổ chức hòa bình xanh cho biết, chúng tôi không thể ngăn chặn xu thế trên, tuy nhiên nếu có thể chặn đứng việc thải khí carbon dioxide, sẽ giúp hạ thấp ảnh hưởng mà nó gây ra./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục