Kịch bản xấu của kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng tới Nga

Theo Báo Độc lập (Nga), các ngân hàng đầu tư đã hạ thấp dự báo về nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong những năm 2011-2012, theo đó có khả năng Mỹ sẽ lâm vào một cuộc suy thoái mới. Kịch bản xấu nhất về tình hình kinh tế Mỹ sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế mới tại Nga. Còn nếu kinh tế Mỹ không bị suy thoái, thì nền kinh tế Nga gần như được giá dầu mỏ tương đối cao đảm bảo.
Theo Báo Độc lập (Nga), các ngân hàng đầu tư đã hạ thấp dự báo về nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong những năm 2011-2012, theo đó có khả năng Mỹ sẽ lâm vào một cuộc suy thoái mới.

Kịch bản xấu nhất về tình hình kinh tế Mỹ sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế mới tại Nga. Còn nếu kinh tế Mỹ không bị suy thoái, thì nền kinh tế Nga gần như được giá dầu mỏ tương đối cao đảm bảo.

Các nhà phân tích của Ngân hàng JP Morgan, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, đã điều chỉnh hạ dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý 4 từ 2,5% xuống 1%. Ngân hàng này dự kiến tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2012 sẽ ở mức 0,5 -1,5%.

Hãng tin ITAR-TASS đưa tin, Ngân hàng Morgan Stanley cũng hạ thấp dự báo về mức tăng trưởng GDP của Mỹ, sau khi lưu ý rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang ở bên bờ vực của một làn sóng suy thoái thứ hai.

Sự đánh giá lại các số liệu thống kê kinh tế vĩ mô của Mỹ đã làm thay đổi một cách căn bản quan niệm của các nhà phân tích về quá khứ và tương lai của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Gần đây người ta vẫn cho rằng GDP của Mỹ chậm lại nhưng vẫn đang tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay những quan niệm này không còn có tính thời sự nữa.

Ông Andrey Cherniavski, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Phát triển thuộc trường Cao đẳng kinh tế, nhận định: "Trong giai đoạn 2007-2010, GDP của Mỹ đã giảm với nhịp độ 0,3%/năm, mặc dù trước đó người ta nói tăng 0,1%.

Kết quả này là do sự đánh giá lại hết sức không tích cực về nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong những năm 2008-2009. Theo các số liệu đã được công bố, kinh tế Mỹ năm 2008 đã giảm 3,3% (đánh giá trước đây là 2,8%), năm 2009 - giảm 0,5% (theo đánh giá trước đó - tăng 0,2%) và năm 2010 tăng 3,1% (đánh giá trước đó - 2,8%).

Kết hợp với các số liệu kinh tế yếu kém trong quý 2 năm 2011, khi mà GDP tăng 1,2%, còn nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình chỉ tăng 0,1%, thống kê vĩ mô buộc phải nói về tình trạng thoát ra khỏi khủng hoảng chậm một cách căn bản hơn là dự đoán trước đây."

Điều quan trọng có tính nguyên tắc là nền kinh tế Mỹ thể hiện những kết quả kinh tế yếu kém như vậy trong bối cảnh thực hiện chương trình kích thích tài chính lớn nhất và tỷ lệ lãi suất bằng không của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Đến cuối năm có thể hạn chế các sự kiện trên thị trường tài chính thế giới bằng những kịch bản tiêu cực và tích cực nhất. Ông Cherniavski cảnh báo, sự ổn định không chắc chắn của thị trường tài chính Mỹ có thể buộc Chính phủ Mỹ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách hơn nữa.

Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng trong nước của các hộ gia đình Mỹ yếu và tình trạng khủng hoảng nợ ở châu Âu trở nên sâu sắc hơn, sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ đối mặt với một cuộc suy thoái mới. Đối với Nga, nếu kịch bản này xảy ra có nghĩa là bắt đầu một vòng khủng hoảng kinh tế mới, kèm theo sự mất giá của đồng rúp.

Tuy nhiên, kịch bản tiêu cực như vậy nói chung là không xác định trước được. Kịch bản tích cực - mà hiện nay nhiều nhà kinh tế nhận định là có nhiều khả năng xảy ra - cho rằng Mỹ có thể thoát được rơi vào suy thoái.

Có một số cơ sở để đưa ra những giả định này - lợi nhuận của hầu hết các công ty lớn gia tăng và số lượng những người đề nghị trợ cấp thất nghiệp giảm. Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu cũng phát triển theo kịch bản tương đối tích cực.

Chính sách "nới lỏng có định lượng" lần thứ ba của FED cũng tính đến kịch bản tích cực. Theo ông Cherniavski, đối với Nga, kịch bản tích cực có nghĩa là giá dầu mỏ cao được duy trì (ít nhất là một vài năm), đồng rúp được củng cố, và có khả năng thu hút được vốn nước ngoài./.

Cường Dũng (TTXVN/VIetnam+)

Tin cùng chuyên mục