FED có tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp?

Trong cuộc họp bàn về thời điểm và cách thức tăng lãi suất hiện đang ở mức thấp kỷ lục, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ Ben Bernanke và các nhà hoạch định chính sách khác cho rằng FED cần tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Kansas, ông Thomas Hoenig lưu ý FED cần sớm có một động thái nhằm tăng lãi suất lên một mức vừa phải, bởi việc duy trì lãi suất thấp kỷ lục thời gian dài để kích thích tăng trưởng và giúp giảm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hiện đang ở mức cao 9,7%, đã khiến lạm phát tăng cao.
Trong cuộc họp bàn về thời điểm và cách thức tăng lãi suất hiện đang ở mức thấp kỷ lục, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ Ben Bernanke và các nhà hoạch định chính sách khác cho rằng FED cần tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Kansas, ông Thomas Hoenig lưu ý FED cần sớm có một động thái nhằm tăng lãi suất lên một mức vừa phải, bởi việc duy trì lãi suất thấp kỷ lục thời gian dài để kích thích tăng trưởng và giúp giảm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hiện đang ở mức cao 9,7%, đã khiến lạm phát tăng cao.

Ông Terry Connelly, Trưởng khoa Kinh doanh thuộc Đại học Golden Gate, San Francisco, cho biết giới đầu tư cũng đang trông đợi FED sẽ có những thay đổi cho các chương trình thúc đẩy kinh tế làm giảm mức thế chấp nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất.

Một số nhà phân tích lo ngại việc FED dự định ngừng mua các khoản bảo đảm thế chấp vào cuối tháng 3 này sẽ khiến tỷ lệ thế chấp tăng trở lại, làm giảm nhịp độ phục của thị trường nhà đất nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Công ty cho vay thế chấp Freddie Mac cho biết tỷ lệ thế chấp trung bình trong thời hạn 30 năm đã giảm xuống 4,95% trong tuần kết thúc vào 11/3, từ 4,97% trong tuần trước đó, đồng thời cho rằng FED chắc chắn sẽ giữ mức lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục, lãi suất đối với cho vay ngân hàng ở mức 0-0,25% kể từ tháng 12/2008.

Mức lãi suất "siêu thấp" này có lợi đối với người đi vay với những người có khả năng vay mượn và sẵn sàng vay tiếp. Song lại làm tổn hại đến những người cho vay.

Tỷ lệ lãi suất thấp đặc biệt khó khăn đối với đời sống người dân có mức thu nhập cố định, những người đang phải nhận lại những khoản lãi suất không đáng kể từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế Chris Rupkey thuộc ngân hàng Tokyo-Mitsubisshi và một số nhà phân tích khác nhận định FED sẽ không tăng mức lãi suất trước tháng 6/2010, bởi một quyết định tăng lãi suất quá sớm có thể đảo ngược đà phục hồi phục hay gây ra bong bóng tài sản./.

Hương Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục