30.000 năm trước con người có thể đã ăn bánh mỳ

Sau khi phát hiện hòn đá mài có dấu vết tinh bột, các nhà khảo cổ học phán đoán người tiền sử có thể đã coi bánh mỳ là thức ăn chính.
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một số hòn đá mài kích thước bằng nắm tay tại Italy, Nga và Cộng hòa Séc. Trên những hòn đá mài này còn lưu giữ dấu vết các hạt tinh bột thực vật.

Trên cơ sở đó, các nhà khảo cổ học phán đoán người tiền sử có thể đã coi bánh mỳ là thức ăn chính chứ không phải là thịt như tưởng tượng trước đó của giới khoa học.

Theo các nhà khảo cổ học, phát hiện trên cho thấy người châu Âu thời kỳ đồ đá cũ có thể đã học được cách thu lượm các loại củ, quả như củ khoai tây, sau đó nghiền thành bột và viên lại như bánh mỳ, sau đó đem "nướng" trên những viên đá nhiệt độ cao.

Trước đó, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được những hòn đá mài đã được người tiền sử sử dụng cách ngày nay khoảng 20.000 năm tại Israel./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục