Hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi xuống

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 7/3, do những lo ngại về đà phục hồi đang chậm lại của kinh tế toàn cầu, giữa lúc giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm khi xung đột tại Libya leo thang. Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm hơn 0,5%. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 188,64 điểm, hay 1,76%, xuống 10.505,02 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 95,67 điểm, hay 0,41%, xuống 23.313,19 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 24,41 điểm, hay 1,22%, xuống 1.980,27 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,3%, xuống 4,801.60 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 7/3, do những lo ngại về đà phục hồi đang chậm lại của kinh tế toàn cầu, giữa lúc giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm khi xung đột tại Libya leo thang.

Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm hơn 0,5%. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 188,64 điểm, hay 1,76%, xuống 10.505,02 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 95,67 điểm, hay 0,41%, xuống 23.313,19 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 24,41 điểm, hay 1,22%, xuống 1.980,27 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,3%, xuống 4,801.60 điểm.

Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 53,9 điểm, hay 1,83%, lên 2.996,21 điểm.

Lo ngại giá dầu ở mức cao trong một thời gian dài có thể làm dừng đà tăng trưởng kinh tế và xói mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp, trong khi làm tăng thêm sức ép lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi, các nhà giao dịch đang theo dõi sát sao tình hình tại Libya, nơi xung đột giữa những người ủng hộ chính phủ và chống chính phủ đã khiến sản lượng dầu mỏ của nước thành viên OPEC này giảm một nửa.

Các nhà đầu tư lo ngại các cuộc bạo động có thể gia tăng ở các nước khác trong khu vực như Iran, Iraq, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Kuwait, Bahrain, Qatar, Oman và Arập Xêút, những nước chiếm hơn 60% trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng của thế giới.

Những hệ quả khó lường của tình trạng bạo động đẫm máu tại Libya đã lấn át những tác động tích cực từ báo cáo việc làm tháng 2 khả quan của Mỹ.

Trong tháng này, các doanh nghiệp Mỹ đã tuyển dụng thêm 222.000 lao động, mức cao nhất kể từ tháng 4/2010, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm gần một điểm phần trăm trong 3 tháng.

Các thị trường chứng khoán châu Á không ổn định trong những tuần gần đây theo sau sự biến động của giá dầu. Tuy nhiên, chỉ số MSCI chỉ giảm 1% so với mức cao nhất trong 2 năm rưỡi đạt được trong tháng 1, cho thấy các thị trường phục hồi nhanh trước tác động của bất ổn chính trị tại Libya./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục