Lòng tin - yếu tố cơ bản để phát triển thành công

Giáo sư Roger B.Myerson, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 với “Lý thuyết thiết kế cơ chế” đã đến Việt Nam từ ngày 15/11 để mở đầu cho chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư. Được biết, chuyến thăm này do Quỹ hòa bình quốc tế (có trụ sở ở Áo) và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. Theo giáo sư Roger B.Myerson, về cơ bản “Lý thuyết thiết kế cơ chế” đi vào giải quyết vấn đề trọng yếu trong xã hội, trong nền kinh tế, hay các tổ chức… Đó là mối quan hệ giữa người và người với những khó khăn khi thiết lập lòng tin với nhau.
Giáo sư Roger B.Myerson, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 với “Lý thuyết thiết kế cơ chế” đã đến Việt Nam từ ngày 15/11 để mở đầu cho chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư. Được biết, chuyến thăm này do Quỹ hòa bình quốc tế (có trụ sở ở Áo) và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. Nhân dịp này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với giáo sư Roger Myerson về học thuyết của ông trong ứng dụng thực tế và phương pháp áp dụng cho Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc của mình. - Giáo sư có thể cho biết, những ứng dụng của “Lý thuyết thiết kế cơ chế” trong quá trình giải quyết khủng hoảng toàn cầu?Giáo sư Roger B.Myerson: Về cơ bản “Lý thuyết thiết kế cơ chế” đi vào giải quyết vấn đề trọng yếu trong xã hội, trong nền kinh tế, hay các tổ chức… Đó là mối quan hệ giữa người và người với những khó khăn khi thiết lập lòng tin với nhau. Bởi con người luôn đặt câu hỏi, “Liệu mình có thể tin anh ta được không?” Nguyên nhân chính của cuộc khoảng kinh tế thế giới có thể nói, khi thiết kế cơ chế cho hệ thống ngân hàng đã có những lỗi xảy ra. Đối với ngành ngân hàng lòng tin là rất quan trọng, người gửi tiền luôn đặt ra câu hỏi: “Tôi có thể tin vào ngân hàng này được không và ngân hàng đã đầu tư tiền gửi của tôi có kết quả ra sao, liệu có vấn đề gì xảy ra với tiền của tôi không” Sau cuộc khủng hoảng của năm 2008, tôi đã học hỏi rất nhiều từ hệ thống quản lý ngành ngân hàng và đây là chủ đề nghiên cứu vô cùng quan trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Học thuyết được xây dựng dựa trên giả định tất cả mọi người trong xã hội đều chỉ quan tâm đến bản thân mình và sau đó tìm hiểu phải làm sao để xây dựng được một hệ thống xã hội mà con người phải được đảm bảo các nhu cầu của mình đồng thời có thể quan tâm đến người khác nhằm xây dựng một xã hội tốt hơn. Vai trò của chính phủ cũng cần phải ghi nhớ, các chính phủ không phải là cỗ máy đến từ không gian vũ trụ, chính phủ được điều hành bởi những con người và  mục đích hoạt động của chính phủ không giống như công ty. Tôi đã xây dựng được lý thuyết thiết kế cơ chế, song tôi lại không phải là chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế hệ thống điều hành, hệ thống quản lý ngân hàng. Tôi nghĩ mục đích chính của tôi là cung cấp một cái khung để chúng ta có thể xây dựng hoạch định chính sách, quy định luật pháp phù hợp để củng cố lòng tin của các cá nhân và các tổ chức khác nhau. Bạn hỏi, lý thuyết này sẽ áp dụng như thế nào trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Tôi đang cố gắng trả lời câu hỏi mọi người sẽ thay đổi thế nào nếu chúng ta thay đổi những quy định của hệ thống kinh tế và khi hệ thống thị trường thay đổi những người tham gia vào thị trường sẽ thay đổi như thế nào. Và việc nghiên cứu học thuyết này trong bối cảnh hiện tại đang được tôi nghiên cứu chứ chưa hoàn thành, tuy nhiên mục đích của tôi là tìm hiểu hành vi của mọi người. - Có phải mô hình kinh tế thị trường mở đang có vấn đề khi mà hàng loạt các nền kinh tế hùng mạnh đang phải đối mặt với khủng hoảng?Giáo sư Roger B.Myerson: Tất nhiên cuộc khủng hoảng này được phát sinh từ rất nhiều vấn đề của các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân chính cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ là bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, theo đó mọi nguồn tài chính chảy vào Mỹ đã làm bùng lên cơn bão tăng giá và dường như không có điểm dừng đối với bất động sản. Thêm vào đó sau gần 20 năm ở trong chu kỳ phát triển kinh tế ổn định, chính phủ Mỹ quyết định đã nới lỏng hệ thống tài chính và đó là nguyên nhân thổi bùng cơn khủng hoảng. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, GDP của nền kinh tế Mỹ cũng chỉ giảm khoảng 3-4% và tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu và Mỹ cũng tăng lên, song hiện các nước này đang có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề này. Theo tôi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, đối với các cá nhân nào đó là rất lớn, nhưng đối với nguồn lực của Mỹ và của châu Âu thì sự thất thoát không phải là quá lớn và quá mức chịu đựng. Vì thế theo tôi, đây là vẫn đề tạm thời và các nước phát triển vẫn có thể giải quyết được. Vì thế chúng ta không nên vội vã đánh mất niềm tin của mình vào nền kinh tế thị trường mở. Tôi tự tin cho rằng, khi châu Âu và Mỹ giải quyết hệ thống kiểm soát này, sự phát triển của nền kinh tế các nước này sẽ phát triển trở lại. - Theo ông, Việt Nam có thể áp dụng “Ly thuyết thiết kế cơ chế” như thế nào trong quá trình tái cấu trúc của mình?Giáo sư Roger B.Myerson: Việt Nam đang cố gắng phát triển thật nhanh và tìm cách lựa chọn con đường riêng cho mình, tôi và thế giới cũng rất quan tâm đến sự lựa chọn của các bạn. Tuy nhiên, tôi muốn các bạn lưu tâm đến  một nền kinh tế mở, trong đó thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò lớn. Các bạn có nhắc đến “lợi ích nhóm”, một số những người có những công việc rất tốt trong các công ty nhà nước. Mặc dù tôi cũng hiểu, một số nhóm người luôn bảo vệ trợ cấp cho các công ty này vì họ cũng có lợi ích tại các công ty đó. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đã dạy cho chúng ta rằng hãy để mọi người tự tìm lấy công việc và cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của thị trường thay vì chính phủ trả tiền cho họ mà họ chẳng làm gì cả. Điều đó có thể đảm bảo đặt ra một môi trường đầu tư hiệu quả, để làm được việc này chúng ta phải xây dựng một hệ thống kinh tế, xã hội và pháp luật phù hợp. Như, thay vì chính phủ  cố gắng thêm công ăn việc làm bằng việc trợ cấp cho các công ty, nhà máy sản xuất ra sản phẩm chưa bán ra thị trường mà đã lỗ rồi, chúng ta hãy hướng vào hệ thống công ty mà ở đó nhân viên làm việc rất hiệu quả và tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội. Mục đích xây dựng thuyết thiết kế cơ chế này là nhằm giải quyết việc giảm thiểu sự thiếu lòng tin giữa con người với con người. Theo tôi, cần giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu và cho mọi người có nhiều tiếng nói trong quá trình phát triển. Từ chuyến đi này, tôi đã học hỏi được nhiều điều và Việt Nam đang tìm một con đường khác với hệ thống kinh tế xã hội khác với hệ thống của nước Mỹ hay Châu Âu và tôi rất quan tâm. Tôi quan tâm đến những nỗ lực này của chính phủ Việt Nam và tôi không tin là để đảm bảo mô hình kinh tế xã hội Việt Nam thành công thì cứ phải đi theo bất cứ mô hình kinh tế Mỹ, Trung Quốc hay quốc gia nào khác. Song để đảm bảo xây dựng nền kinh tế xã hội, chúng ta phải phân bổ nguồn lực phù hợp và chính phủ phải làm việc hiệu quả đồng thời phải xây dựng được niềm tin giữa con người với con người, đây là nguyên tắc cơ bản và là nền tảng để dẫn đến thành công./.
Giáo sư Roger B.Myerson đến từ Đại học Chicago (Mỹ), ông đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 cho công trình nghiên cứu về lý thuyết thiết kế cơ chế.

Đóng góp to lớn của giáo sư Myerson vào lý thuyết thiết kế cơ chế giúp các nhà kinh tế học xác định được cơ chế quản lý, thương mại và bầu cử hiệu quả. Hiện lý thuyết này đóng vai trò trung tâm trong nhiều lĩnh vực kinh tế học.

Ngoài ra, thuyết thiết kế cơ chế còn được ứng dụng vào khoa học chính trị để phân tích các hệ thống bầu cử, cơ cấu tổ chức các động cơ chính trị.

Chương trình “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á nối tiếp sự thành công của chuỗi 450 sự kiện “Cầu nối” của Quỹ Hòa bình quốc tế được tổ chức tại Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia từ năm 2003.

Chương trình “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” do đơn vị International Peace Foundation tổ chức luân phiên ở các quốc gia thành viên ASEAN. Thông tin chi tiết về chương trình và đăng ký tham dự có thể xem tại http://peace-foundation.net.
Linh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục