Vòng đàm phán thứ năm giữa CH Serbia và Kosovo

Vòng đối thoại chính trị thứ năm giữa Thủ tướng Serbia, ông Ivica Dacic và người đứng đầu chính quyền Kosovo Thaci bắt đầu ngày 19/2.
Vòng đối thoại chính trị thứ năm giữa Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Serbia, ông Ivica Dacic và người đứng đầu chính quyền Kosovo (tỉnh trực thuộc Serbia tự tuyên bố độc lập từ năm 2008) Hashim Thaci bắt đầu ngày 19/2 tại Brussels (Bỉ).

Vòng đối thoại diễn ra dưới vai trò trung gian của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, bắt đầu ngày 19/2 tại Brussels (Bỉ).

Nội dung chính của vòng đàn phán này là số phận của các thể chế chính quyền Serbia tại khu vực miền Bắc Kosovska-Mitrovisa của Kosovo và vai trò của các văn phòng liên lạc bắt đầu hoạt động từ ngày 1/3 tại phái bộ của EU đặt ở Belgrade và Pristina.

Trước tiên, hai ông Dacic và  Thacii sẽ hội đàm riêng rẽ với bà Ashton, sau đó bắt đầu các cuộc thảo luận.

[Vòng đàm phán giữa Serbia và Kosovo lại thất bại]

Trước đó, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Dacic cho biết Cộng hòa Serbia tới Brussels để giải quyết vấn đề về các thể chế "song song" (như cơ quan thuế, tòa án và cơ cấu an ninh) cùng tồn tại ở miền Bắc Kosovo, cũng như địa vị đặc biệt của người Serbia và các cơ quan của người Serbia ở Kosovo theo điều kiện tự trị.

Một nhà ngoại giao EU giấu tên cho biết đây sẽ làm vòng đàm phán khó khăn nhất giữa hai bên. Tuy nhiên nếu Serbia và Kosovo đạt được những nhượng bộ, vòng đàm phán này sẽ tăng đáng kể cơ hội để Serbia bắt đầu các cuộc thương thảo về việc gia nhập EU, vốn là mục tiêu chiến lược của quốc gia nằm trên vùng Balkan này.

Kosovo, với đa số là người gốc Albani, ngày 17/2/2008 đã đơn phương tuyên bố độc lập tách khỏi Serbia. Cho tới nay gần 100 quốc gia, trong đó có Mỹ, đã công nhận Kosovo, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Cộng hòa Serbia.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 1/3 trong tổng số 1,8 triệu người ở Kosovo hiện có thu nhập chưa đầy 1 USD/ngày và người dân tỉnh này có thu nhập bình quân ở mức thấp nhất của châu Âu, chỉ 2.600 euro (3.500USD)/năm. Pristina cũng đang phải vất vả đối phó với tội phạm có tổ chức, tình trạng tham nhũng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức tới 40%./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục