Công bố bản báo cáo về sự quan trọng của Internet

Cứ 3 sinh viên thì có 1 người cho rằng Internet quan trọng, cần thiết và là nhu cầu cơ bản giống như nước, không khí và nơi cư ngụ. Bản báo cáo năm 2011 về Công nghệ Thế giới Kết nối cũng chỉ ra rằng hơn một nửa những người được khảo sát nói rằng họ sẽ không thể sống thiếu Internet và trích dẫn nó như “là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của họ.”
Một cuộc nghiên cứu lực lượng lao động quốc tế được đưa ra bởi Cisco đã tiết lộ rằng, cứ 3 sinh viên thì có 1 người cho rằng Internet quan trọng, cần thiết và là nhu cầu cơ bản giống như nước, không khí và nơi cư ngụ.

Bản báo cáo năm 2011 về Công nghệ Thế giới Kết nối cũng chỉ ra rằng hơn một nửa những người được khảo sát nói rằng họ sẽ không thể sống thiếu Internet và trích dẫn nó như “là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của họ” - trong một vài trường hợp nó còn cần thiết hơn cả ôtô, hò hẹn và tiệc tùng.

Những nghiên cứu này và hàng loạt các kết quả khác đã mang lại cái nhìn thấu đáo hơn về cách thức tư duy, những mong muốn và hành vi ứng xử của lực lượng lao động kế cận; bằng cách nào họ sẽ gây ảnh hưởng và tác động lên mọi thứ từ hoạt động giao tiếp kinh doanh, phong cách sống di động cho tới việc cho thuê, bảo mật trong công ty, và năng lực của công ty để hoàn thành.

Bản báo cáo năm lần 2 về Công nghệ Thế giới Kết nối của Cisco nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vị ứng xử của con người, Internet và sự lan tràn của mạng kết nối. Nêu bật mối quan hệ này, bản báo cáo khơi dậy những suy nghĩ xung quanh việc làm thế nào để các công ty duy trì sự cạnh tranh trong bối cảnh của sự tác động từ xu hướng sống phụ thuộc vào công nghệ.

Bản báo cáo, lấy ý kiển khảo sát sinh viên đại học, những người đã đi làm độ tuổi 30 và những người trẻ tuổi tại 14 nước trên thế giới, đã mang đến những cái nhìn sâu sắc hơn về những thách thức mà các công ty phải đối mặt khi họ đang nỗ lực để cân bằng những nhu cầu về nhân lực và kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai.

Internet là một tài nguyên căn bản của cuộc sống

Cứ 1 trong 3 sinh viên và nhân viên được khảo sát (khoảng 33%) tin rằng Internet là một phần quan trọng và cơ bản của loài người và nó cũng quan trong tương tự như nước, không khí, thức ăn và nơi cư trú. Có khoảng một nửa (49% sinh viên và 47% nhân viên) tin rằng Internet “rất gần” tới cái mức quan trọng như các nguồn tài nguyên thiết yếu trên. Và cứ 4 trong 5 nhân viên cũng như sinh viên tin rằng Internet quan trọng không thể thiếu như là một phần trong các phương tiện sống hàng ngày của họ.

Trong khi đó, có hơn một nửa những người được hỏi (55% sinh viên và 62% nhân viên) nói rằng họ không thể sống nếu thiếu Internet và trích dẫn nó như là “một phần không thể tách rời của cuộc sống.”

Phương thức mới để “di chuyển”: Nếu bị bắt buộc phải lựa chọn 1 trong 2 thứ, phần lớn những sinh viên được hỏi - khoảng 2 trên 3 (64%) sẽ chọn kết nối Internet thay vì lựa chọn một chiếc xe ôtô.

Lối sống mới: Internet còn quan trọng hơn cả Tình yêu và Tình bạn?

Cứ trong 5 sinh viên được khảo sát thì có 2 người (khoảng 40%) nói rằng Internet quan trọng với họ hơn cả việc hẹn hò, đi chơi với bạn bè và nghe nhạc.

Trong khi những thế hệ trước thích việc gặp gỡ tiến hành các giao lưu xã hội, thì các thế hệ sau đang đưa ra một cách thức mới hướng nhiều hơn đến các giao lưu trực tuyến. Cứ trong 4 sinh viên được hỏi, thì có hơn 1 người (khoảng 27%) nói rằng việc sử dụng và duy trì cập nhật thông tin trên Facebook quan trong hơn tiệc tùng, hò hẹn và nghe nhạc thậm chí ra ngoài với bạn bè.

Thiết bị Di động… và dấu chấm hết cho Truyền hình và Báo giấy?

2/3 sinh viên (66%) và hơn một nửa nhân viên (58%) trích dẫn một thiết bị di động (máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng) là “công nghệ quan trọng nhất trong cuộc sống của họ.”

Sự gia tăng của các thiết bị Điện thoại thông minh đang vượt trội hơn hẳn các thiết bị máy tính bàn như nó được xem là một công cụ thinh hành nhất khi 19% sinh viên cho rằng điện thoại thông minh là thiết bị “quan trọng nhất” của họ và nó được sử dụng như một thói quen hàng ngày, so với 20% sử dụng máy tính bàn - đây là một dấu hiệu cho thấy xu hướng về sự nổi trội ngày càng tăng của dòng điện thoại thông minh và báo hiệu sự đi lên của việc sử dụng các thiết bị này bởi những thế hệ sinh viên kế tiếp trước khi họ trở thành lực lượng lao động mới.

Điều này đã ảnh hưởng đến sự suy giảm của Truyền hình. Cả hai cuộc khảo sát đều chỉ ra rằng vai trò chiếm lĩnh của truyền hình đang suy giảm đối với những sinh viên và nhân viên khi họ ưu tiên nhiều hơn cho các thiết bị di động như máy tính xách tay và điện thoại thông minh.

Cùng với truyền hình, các ấn phẩm khác cũng có thể sẽ kết thúc? Chỉ có khoảng 1 trong số 25 sinh viên và nhân viên (khoảng 4%) được khảo sát nói rằng báo chí là công cụ quan trọng nhất đối với họ để kết nối thông tin. Trong khi đó, chỉ có 1 trong số 5 sinh viên được hỏi (khoảng 21%) không mua sách in ở hiệu sách (trừ những cuốn sách là yêu cầu bắt buộc trên lớp) trong vòng hơn 2 năm nay - và sẽ không bao giờ mua.

Ảnh hưởng của truyền thông mạng tương tác

Có khoảng 9 trên 10 sinh viên (91%) và nhân viên (88%) nói rằng họ có tài khoản trên Facebook, trong số đó, 81% sinh viên và 73% nhân viên cập nhật và kiểm tra trang Facebook ít nhất một lần mỗi ngày. Cũng trong số đó, cứ 1 trong số 3 người được hỏi (33%) nói rằng họ kiểm tra ít nhất 5 lần một ngày.

Tuy nhiên, cũng có những sinh viên nói rằng sự họ thường bị làm phiền, bị gián đoạn bởi những tác động “online” khi đang làm bài tập hoặc kế hoạch, như các tin nhắn, những cập nhật trên mạng xã hội và các cuộc gọi. Trong vòng 1 giờ khảo sát, có hơn 4 trong 5 sinh viên nói rằng họ bị “ngắt quãng” ít nhất một lần.

Khoảng 1 trong 5 sinh viên (19%) nói rằng họ bị gián đoạn 6 lần hoặc nhiều hơn - trung bình cứ ít nhất 1 lần trong 10 phút. Một trong số 10 người (12%) nói rặng họ không đếm được họ bị gián đoạn bao nhiêu lần trong khi đang tập trung làm dự án.

Mức độ bảo mật thông tin trong công việc: Trong số những nhân viên đang sử dụng Twitter, 2 trong số 3 người được hỏi (68%) theo dõi các hoạt động trên Twitter của sếp và đồng nghiệp; 42% theo dõi cả hai trong khi khoảng ½ (32%) thích giữ những thông tin cá nhân được bảo mật./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục