GMS: Tầm nhìn mới cho mối liên kết hạ tầng nền

Để quyết định nội dung chính của chương trình hợp tác trong 10 năm tới (2012-2022), các quốc gia tiểu vùng sông Mekong (GMS) đã xem xét thận trọng những thách thức mà tiểu vùng phải đối mặt trên các lĩnh vực khác nhau. Chú trọng tới việc đưa chương trình hợp tác tới một bước tiến mới trên phương diện kết quả, các quốc gia GMS đều nhận thức rõ mối liên hệ và việc tăng cường các mối liên hệ cơ sở hạ tầng nền là nội dung chính của chương trình.
Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong (GMS) diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 19-20/8. Đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước trong khu vực nhằm đưa ra khung chiến lược hợp tác trong vòng 10 năm tới.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn ông Kunio Senga, Tổng giám đốc Phòng Đông Nam Á, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ngay trước thềm Hội nghị về những nội dung quan trọng này.

- Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong (GMS) lần thứ 16 diễn ra tại Hà Nội sẽ thảo luận những định hướng của khung chiến lược lâu dài GMS trong vòng mười năm tới (2012-2022). Xin ngài cho biết những vấn đề sẽ được ra thảo luận trong hội nghị?

Ông Kunio Senga: Tại hội nghị bộ trưởng GMS lần thứ 16 này, các bộ trưởng sẽ chỉ đạo việc chuẩn bị kế hoạch khung chiến lược mới cho chương trình hợp tác kinh tế GMS giai đoạn 2012-2022. Thông tin ban đầu từ phía các quốc gia cho thấy các nước này hoàn toàn hài lòng với chương trình GMS, mặt khác họ cũng muốn điều chỉnh và đưa chương trình tới một bước tiến mới trong thập kỷ tới.

Tôi tin rằng những gì chúng ta đã đạt được từ chương trình hợp tác cũng như việc cân nhắc kỹ lưỡng khung chiến lược sẽ giúp chúng ta giải quyết hiệu quả những khó khăn và mở rộng hợp tác giữa sáu quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Để quyết định nội dung chính của chương trình GMS trong thập kỉ tới, các quốc gia đã xem xét thận trọng những thách thức mà tiểu vùng phải đối mặt trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm: Chuyển đổi các hành lang vận chuyển GMS sang hành lang kinh tế toàn phần. Điều này bao gồm vài công đoạn khó khăn như vận chuyển hiệu quả và thúc đẩy thương mại, giải quyết những yêu cầu của đô thị hóa và phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. (logistics) Tất cả những điều này đều đòi hỏi cải cách thể chế và chính sách cũng như cách quản lý hiệu quả của lĩnh vực tư nhân.

Thứ hai là giúp GMS khai thác những cơ hội từ sự tái hồi phục của nền kinh tế và sự năng động của Châu Á. Những vấn đề quan trọng bao gồm: Làm thế nào để liên kết GMS với Ấn Độ và các nước khác của Nam Á theo một cách thức tương tự như cách thức đã làm trong mối quan hệ với Trung Quốc– một thành viên của GMS, để có lợi chẳng hạn như trên các lĩnh vực xuất khẩu, cung cấp hàng hóa sản xuất và FDI. Và làm thế nào để tăng cường sự phù hợp và hỗ trợ với những tổ chức hợp tác trong khu vực đặc biệt là ASEAN và ASEAN+3.

Hay làm thế nào để giải quyết các mối đe dọa từ sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu mà điều quan trọng là kết hợp các biện pháp thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu với những nỗ lực phát triển của quốc gia và tiểu vùng. Một vài định hướng của những nỗ lực này bao gồm phát triển hơn nữa đường xe lửa thay thế mô hình vận chuyển sử dụng nguyên liệu hóa thạch và phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Giải quyết các mối đe dọa khác có liên quan tới mối liên hệ giữa các quốc gia chẳng hạn như kiểm soát bệnh gây ra do giao tiếp, buôn bán người, tội phạm xuyên quốc gia và mất đa dạng sinh học. Những sáng kiến để giải quyết những vấn đề này nên được duy trì và tăng cường.

Mặt khác, đối phó với những khó khăn gây ra bởi sự thay đổi nhân khẩu trong tiểu vùng và đô thị hóa ngày một gia tăng. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là năng suất lao động và những tác động của nó đối với giáo dục, cải cách lao động và nhập cư trở nên cần thiết hơn, bất kể sự thay đổi nhân khẩu của tiểu vùng (chẳng hạn như sự bắt đầu của già hóa dân số ở một vài quốc gia, hiên tượng nhập cư qua biên giới ngày một tăng). Vì thế, nhập cư an toàn và bảo vệ lao động nhập cư sẽ là những vấn đề quan trọng.

Song song đó, tăng cường huy động vốn của đầu tư tư nhân cho chương trình GMS, bao gồm các đối tác công, tư. Những yêu cầu về nguồn tài chính cho sự phát triển khu vực là không nhỏ, do đó nó luôn là một thách thức lớn. Điều quan trọng là phải tìm ra những cách thức mới mẻ và khả thi trong việc huy động đối tác phát triển và nguồn vốn tư nhân để hỗ trợ các dự án của tiểu vùng.

Điều này đặc biệt quan trọng, bất kể những yêu cầu đặt ra trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tiểu vùng và các loại hạ tầng mới cần thiết như vận chuyển đa phương tiện (đường bộ-xe lửa, xe lửa-đường thủy) và nguồn năng lượng tái tạo.

- Mục tiêu của Ngân hàng phát triển châu Á là thống nhất một kế hoạch hành động để phát triển vận chuyển và thúc đẩy thương mại trong khu vực GMS. Vậy tương lai của các quốc gia GMS sẽ như thế nào khi kế hoạch ấy được tiến hành?

Ông Kunio Senga: Tôi tin rằng việc phát triển vận chuyển sẽ giúp cải thiện thương mại và cuối cùng là cải thiện đời sống người dân trong khu vực GMS. Đặc biệt, việc chuyển đổi từ hành lang vận chuyển sang hành lang kinh tế toàn phần đòi hỏi khu vực GMS phải nâng cấp hệ thống vận chuyển cũng như đẩy mạnh giao dich thương mại. Chương trình GMS đã thu được nhiều kết quả trong việc thúc đẩy kết nối giữa các quốc gia trên phương diện địa lý, tự nhiên, đặc biệt với quốc gia dọc các hành lang kinh tế.

Tuy nhiên, việc tăng cường mối liên kết không thể tự động dẫn đến sự mở rộng và hội nhập của các thị trường. Điều này là do những trở ngại đối với dòng lưu chuyển của xe cộ, hàng hóa và con người qua biên giới các quốc gia trong khu vực.

Do đó điều cần thiết là phải đảm bảo sự lưu thông suôn sẻ giữa các biên giới quốc gia thông qua các biện pháp tăng cường thương mại và vận chuyển (TTF) với mục đích giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng sản lượng giao dịch và dòng đầu tư qua biên giới.

Các quốc gia đang tập trung vào một chương trình hành động cho TTF với mục đích mở rộng và tăng cường trao đổi quyền giao thông, cải thiện các thủ tục biên giới và việc quản lý biên giới và tăng cường cơ chế kiển dịch cho thương mại GMS.

- Năm trong số sáu quốc gia GMS đều là thành viên của ASEAN. Quốc gia còn lại là Trung Quốc cũng thuộc tổ chức ASEAN+3. Những cam kết mà quốc gia này đưa ra sẽ mang lại lợi ích gì cho sự phát triển của khu vực dọc sông Mekong?

Ông Kunio Senga: Chương trình GMS ghi nhận tầm quan trọng của việc xây dựng các đồng minh và đối tác chiến lược với các tổ chức quốc tế đặc biệt là với ASEAN và MRC. Chương trình cũng nhận thấy sự cần thiết phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với cả hai tổ chức này.

Tiến bộ quan trọng đã đạt được trên phương diện đối thoại thường kỳ và phát triển phương hướng điều phối mặc dù phải thừa nhận rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo chương trình GMS được phối hợp tốt hơn với khung ASEAN mở rộng, bao gồm cả ASEAN+3.

Do chương trình GMS là yếu tố quan trọng để thúc đẩy cơ chế hợp tác của khu vực GMS nên chương trình này cần làm nhiều hơn nữa để phù hợp với các chương trình hợp tác khác của tiểu vùng, Những chương trình này đang được triển khai ở một số quốc gia GMS như Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawaddy-Chao Phrya-Mekong (ACMECS), MRC, Hợp tác phát triển ASEAN-Mekong (AMBDC), Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Một bước tiếp cận khác cũng rất quan trọng để tăng cường lợi ích từ nguồn phát triển khan hiếm. Những nỗ lực gần đây của chương trình GMS đã góp phần vào giải quyết vấn đề này như tăng cường mối liên kết giữa các cơ chế thế chế và các điều phối viên của chương trình với các chương trình khác trong tiểu vùng khác, đăng tải những cập nhật của chương trình GMS lên trang web, giao cho các cơ quan, đơn vị ở mỗi quốc gia GMS nhiệm vụ phối hợp tất cả các chương trình của tiểu vùng cho nước đó.

Các hiệp ước hợp tác (chẳng hạn như giữa ADB và ban thu ký ASEAN, giữa ADB và MRC) sẽ tạo điều kiện phối hơp hiệu quả hơn và liên kết chặt chẽ hơn giữa chương trình GMS với những chương trình khác của tiểu vùng và vùng. Hơn nữa, ADB đang lên một phương an hỗ trợ để tăng cường mối liên kết của chương trình GMS với ASEAN và giúp đạt được tầm nhìn của một Cộng đồng kinh tế ASEAN trước 2015.

- Vậy ADB có kế hoạch cụ thể gì để thúc đẩy sự phát triển và hợp tác giữa các quốc gia GMS, đặc biệt là những vấn đề của “khu vực mềm”? Và các quốc gia GMS nên làm gì để cải thiện chất lượng cũng như dòng chảy sông Mekong?

Ông Kunio Senga: Mặc dù phải đối mặt với những thách thức của khu vực GMS trong thập kỉ tới, ADB tin rằng chương trình GMS sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa và sẽ được trang bị tốt hơn để đối phó với những biến đổi nhanh chóng của các cảnh quan toàn cầu và khu vực trong khung chiến lược (SF) cho chương trình GMS (2012-2020).

Chúng tôi hy vọng rằng các bộ trưởng GMS sẽ chỉ đạo việc chuẩn bị cho khung chiến lược mới trong hội nghị bộ trưởng GMS lần này.

Căn cứ vào những tham vấn thì rõ ràng các quốc gia thành viên không hướng tới một sự thay đổi đáng kể trong tầm nhìn và mục tiêu chung của SF và chương trình GMS. Các quốc gia này chú trọng tới sự cần thiết phải điều chỉnh, đưa chương trình tới một bước tiến mới trên phương diện kết quả.

Các quốc gia GMS đều nhận thức rõ mối liên hệ và việc tăng cường các mối liên hệ cơ sở hạ tầng nền là nội dung chính của chương trình GMS.

Hầu hết các quốc gia đều nhận thấy chương trình cần tăng cường tập trung vào các vấn đề "mềm" mới nổi như biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đều đã được phản ánh trong các chương trình chuẩn bị cho tương lai dài hạn và trung hạn, trong đó bao gồm các giai đoạn tiếp theo của Chương trình hỗ trợ nông nghiệp, môi trường, sự phát triển của tàu hệ thống đường tàu hỏa hội nhập và sự thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo cũng như hiệu quả năng lượng.

Trên phương diện xã hội và nhân khẩu thì chương trình nên tập trung vào lao động và nhập cư, giáo dục đào tạo các kỹ năng và tăng năng suất.

Cũng cần phải phân biệt rõ ràng vai trò và những đặc điểm riêng của chương trình GMS với các chương trình và tổ chức khác chẳng hạn như ASEAN đồng thời xác định và khai thác tính liên kết, bổ trợ giữa chúng.

ADB sẽ cố gắng để giải quyết cũng như duy trì những vấn đề và xu hướng liên quan đồng thời tiếp tục giúp các quốc gia sông Mekong đạt được tầm nhìn của một tiểu vùng hòa hợp, thịnh vượng và hội nhập thậm chí trong bối cảnh những cảnh quan thiên nhiên trong khu vực và trên toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Trong bối cảnh đó, những nỗ lực để duy trì chất lượng và dòng chảy của sông Mekong đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng những tác động về mặt sinh thái và thủy văn trong các hoạt động phát triển sông Mekong như thủy điện.

Ủy ban sông Mekong (MRC) là lực lượng tiên phong trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới thủy văn của sông Mekong-triển khai chương trình Mekong. Chương trình này nhằm thúc đẩy sử dụng hiệu quả nước và nguồn tài nguyên liên quan tới nước trong công cuộc xóa đối giảm nghèo đi đôi với bảo vệ môi trường và theo nguyên tắc quản lý nguồn năng lượng nước hội nhập trên các lĩnh vực như quản lý hạn hán và tưới tiêu, thủy điện, quản lý lương thực, đánh bắt thủy sản, môi trường và du lịch…

Như một thể chế khu vực, ADB sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan chính của GMS, đặc biệt là MRC để tăng cường những nỗ lực nhằm đảm bảo tính bền vững của các họa động phát triển được tiến hành trong khu vực sông Mekong.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Khánh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục