“Biểu tượng Mỹ” phá sản

Thương hiệu bánh “biểu tượng Mỹ” đệ đơn phá sản

Hãng Hostess Brands chuyên sản xuất bánh Twinkie, một loại bánh snack nhỏ mà người Mỹ rất yêu thích, đã đệ đơn xin phá sản.
Hãng Hostess Brands chuyên sản xuất bánh Twinkie, một loại bánh snack nhỏ mà người Mỹ rất yêu thích, đã đệ đơn xin phá sản, nhưng tuyên bố rằng sẽ vẫn chuyển số hàng còn lại cho người tiêu dùng.

Sản phẩm của hãng đã xuất hiện trong hàng triệu bữa trưa của mọi người kể từ khi ra đời năm 1930, nhưng đã phải tiến hành thủ tục phá sản theo chương 11 luật phá sản của tòa án New York.

Theo trang web của Hostess, Twinkie từng được xem là biểu tượng quan trọng của văn hóa Mỹ khi cựu tổng thống Bill Clinton đặt một chiếc bánh vào con tàu vũ trụ trước khi phóng lên quỹ đạo.

Bánh Twinkie siêu ngọt thậm chí đã được đưa vào từ điển từ cách đây 3 thập kỉ như là một thuật ngữ mang tính nhạo báng.

Thuật ngữ nổi tiếng “Twinkies defense” từng được sử dụng suốt thời gian phiên toà xét xử Dan White, thủ phạm giết thị trưởng San Franciso George Moscone và người tình đồng tính công khai Harvey Milk.

Một nhân chứng cho biết White đã ăn Twinkies trước khi nổ súng.

Hostess cũng sở hữu thương hiệu bánh mỳ Wonder, một loại bánh mì cắt lát mềm, giàu vitamin. Theo Hostess thì đây là loại bánh mì làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên có mặt ở Mỹ.

Chính vì những ý nghĩa đó, nhiều người Mỹ hẳn sẽ tiếc nuối nếu như Hotstess bị xóa sổ.

Tuy nhiên, Brian Driscoll, chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành đã trấn an người tiêu dùng với tuyên bố “Hotstess sở hữu một số những thương hiệu mạnh mẽ và linh hoạt nhất của ngành công nghiệp. Với những người tiêu dùng trung thành, những sản phẩm mang tính biểu tượng và một lực lượng lao động tài năng, giàu kinh nghiệm, thương hiệu Hostess có rất nhiều lợi thế để xây dựng lại trên nền tảng đó.”

Hãng đã tuyên bố một khoản thế chấp trị giá 75 triệu USD từ những người cho vay để có thể tiếp tục hoạt động trong khi tái cơ cấu. Khoản vay này đang đợi tòa án chấp nhận.

Việc Hostess phá sản được đưa ra sau khi hãng không thành công trong việc thương lượng với công đoàn.

Hostess thuê khoảng 19.000 nhân công, vận hành 38 tiệm bánh và 565 đại lý bán lẻ trên toàn nước Mỹ.

Chương 11 luật phá sản xuất hiện gần 3 năm sau khi Hostess hoàn thành việc tái cơ cấu sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2004.

Hostess nói rằng hãng đã bị ép buộc phải phá sản bởii cơ cấu vốn không cạnh tranh, chủ yếu là tiền lương hưu và các trợ cấp y tế, và các quy tắc làm việc hạn chế.
Hãng này cho biết suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng đã góp phần tạo áp lực cùng với sự cạnh tranh gay gắt, và dòng tiền bị siết chặt.

Hostess cho biết những nỗ lực để hoàn thành tái cơ cấu vào tháng 2/2009 là vẫn chưa đủ.

Hãng nói “Cơ cấu vốn của công ty không đủ để đáp ứng cho một nền kinh tế đang xấu đi, cạnh tranh ngày càng cao và việc hợp nhất trong ngành công nghiệp giúp các doanh nghiệp làm bánh khác có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế về lao động”./.

Bích Ngọc (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục