Ứng dụng nhiên liệu sạch trong giao thông vận tải

Việc ứng dụng năng lượng, sạch trong giao thông đã được Việt Nam ưu tiên thực hiện như một phần chiến lược giảm ô nhiễm môi trường.
Theo Quyết định 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/6/2011 phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải thì một trong các nhiệm vụ cơ bản của Đề án là ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; triển khai các đề án, dự án về sử dụng năng lượng, vật liệu, công nghệ thân thiện môi trường trong giao thông vận tải. Trong danh mục Đề án ưu tiên triển khai thực hiện giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thí điểm khí hóa lỏng (LPG) và khí nén thiên nhiên (CNG) trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong đó chú trọng phát triển đồng bộ các trạm nạp LPG, CNG trên cung đường đủ dài và thuận lợi.

Xe buýt chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG
trên tuyến Bến Thành-Bến xe Chợ Lớn
Việt Nam cũng đang xây dựng Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2011-2020 trong đó bao gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu khí gas cho phương tiện. Theo đó, quan điểm của đề án là ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường để trang bị phương tiện, kiểm soát, vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Nội dung Đề án là khuyến khích việc đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trường; Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với vốn vay ngân hàng dùng để mua phương tiện tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường như khí ga LPG, CNG; Miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe buýt (bao gồm cả các chi tiết, thiết bị lắp ráp xe buýt) sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí gas LPG, CNG. Để đẩy mạnh việc ứng dụng CNG, LPG trong giao thông vận tải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách phát triển hệ thống giao hạ tầng cung cấp nhiện liệu CNG, LPG; Chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện sử dụng CNG, LP; các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích sử dụng CNG, LPG.... Trong đó, vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng cung cấp nhiên liệu, thuận tiện, an toàn với chi phí hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Để triển khai thành công nhiệm vụ của đề án 855 về ứng dụng CNG, LPG trong Giao thông vận tải, giai đoạn 2011-2015 cần tập trung vào một số giải pháp. Cụ thể, giao các địa phương xây dựng phương án, lộ trình ứng dụng CNG, LPG trên các tuyến vận tải khách công cộng; Tăng cường sử dụng phương tiện chạy bằng CNG, LPG tại các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Tuyên truyền phổ biến doanh nghiệp, cộng đồng hưởng ứng sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; Các khu vực gần nguồn cung cấp CNG (các tỉnh phía Nam) có chính sách khuyến khích thay thế xe buýt chạy bằng diesel bằng xe buýt chạy bằng CNG. Đối với các đơn vị vận tải có các đoàn xe nạp nhiên liệu tập trung (xe chở rác, xe giao hàng tại địa phương) cũng là các đối tượng khuyến khích thay thế sử dụng CNG. Đối với các trở ngại cho việc sử dụng rộng rãi phương tiện sử dụng CNG, LPG do thiếu hạ tầng giao thông và kho chứa, chi phí bổ sung (chủ yếu là bình chứa nhiên liệu); mất không gian chứa hàng và thời gian nạp nhiên liệu, quãng đường xe chạy ngắn. Do vậy các giải pháp đòn bẩy kinh tế: Thuế nhiên liệu, ưu đãi đầu tư chính sách thuế khác nên được xem xét để các cơ sở vận tải có thể chấp nhận vẳ dụng loại nhiên liệu này. Đối với các doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện chạy CNG hoặc đầu tư lắp đặt hệ thóng chuyển đổi từ xăng, diesel sang LPG, CNG có thể có các ưu đãi về đầu tư, về lãi suất vốn vay nhằm thúc đẩy sử dụng loại nhiên liệu này./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục