Ứng dụng chụp ảnh cộng hưởng từ trong phẫu thuật

Các bác sỹ người Anh vừa qua đã lần đầu ứng dụng công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ để tiến hành phẫu thuật van động mạch phổi.
Các bác sỹ người Anh vừa qua đã lần đầu ứng dụng công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ để tiến hành phẫu thuật van động mạch phổi cho một bé trai sáu tuổi.

Việc áp dụng công nghệ này được được đưa ra sau khi có sự hợp tác nghiên cứu và chế tạo giữa các nhà khoa học Anh và Đức.

Thông báo của Học viện King, Đại học London cho biết bé trai được phẫu thuật đã mắc bệnh hẹp van động mạch phổi bẩm sinh. Trước kia phương pháp trị liệu với loại bệnh này thường là đặt một ống thông vào trong van động mạch phổi của người bệnh để làm cho van động mạch phổi phình ra, sau đó sử dụng tia X-quang để quan sát và theo dõi vị trí vận động của ống thông trong huyết quản của bệnh nhân.

Tuy nhiên, X-quang sẽ tạo ra sự bức xạ, gây nguy hiểm đối với những trẻ em vấn đang trong giai đoạn đầu phát dục. Vì thế các nhà khoa học đã quyết định lợi dụng một công nghệ “theo dõi” khác tức là công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ để tiến hành theo dõi sự hoạt động của ống thông. Hơn nữa hình ảnh theo dõi qua công nghệ cộng hưởng từ càng rõ ràng hơn.

Ống thông được sử dụng trong phẫu thuật có chứa hàm lượng kim loại, vì vậy từ trường trong công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ sẽ khiến cho kim loại tạo độ rung, hơn nữa còn khiến cho hai đầu của ống thông có thể tăng nhiệt độ lên đến 70 độ C. Vì thế cách đây 3 năm, các nhà khoa hoc của Anh và Đức đã cùng nhau nghiên cứu ra ống thông bằng chất liệu sợi thủy tinh, trong đó chỉ có một hàm lượng nguyên tố sắt nhỏ đủ giúp cho quá trình chụp ảnh, vì thế có thể tránh được những vấn đề như trên đã nêu.

Riesa Razavi thuộc Học viện King cho biết, công nghệ mới này sẽ giúp các nhà khoa học có thể tiến hành phẫu thuật cho trẻ nhỏ một cách thành công và an toàn./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục